1. Tiểu đường Tuýp 1: Phần lớn nguyên nhân gây nên loại này là nguyên nhân tự miễn (rối loạn hệ thống miễn dịch), đây là hậu quả của trình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
Triệu chứng Tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.
Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Trước đây, loại bệnh này thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, gần đây lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá hơn.
2. Tiểu đường Tuýp 2: Thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ gần 90% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân chính của bệnh liên quan đến tình trạng kháng insulin và sự giảm bài tiết insulin. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh…
Loại này thường xuất hiện ở người cao tuổi, những người trong tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường, phụ nữ sinh con nặng trên 4kg, hoặc các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết.
Tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn. Thông thường, bệnh nhân được phát hiện thông qua các dấu hiệu như đột nhiên sụt cân, đi khám sức khỏe, xét nghiệm đường huyết phát hiện bệnh. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm. Bạn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà bạn hoàn toàn không biết.
Khi mắc tiểu đường tuýp 2, các tế bào của bạn trở nên đề kháng với insulin, và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin để vượt qua sự đề kháng này. Thay vì di chuyển vào các tế bào để tạo ra năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu của bạn.
Bệnh tiểu đường có 2 loại phổ biến:
Các triệu chứng thường gặp bệnh tiểu đường:
- Khô miệng, ngứa da, nhìn mờ.
- Đi tiểu thường xuyên và liên tục khát nước.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
Bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác như:
- Buồn nôn hoặc nôn mửa, mờ mắt.
- Nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ, nhiễm nấm men hoặc nấm candida.
- Khô miệng, chậm lành vết loét hoặc vết cắt, ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.
- Tê bì, mất cảm giác ở chân.
Những biến chứng có thể xảy ra sau 2 - 3 năm bị tiểu đường:
- Bệnh tim và mạch máu: Bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khác nhau, bao gồm bệnh động mạch vành với đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và huyết áp cao.
- Tổn thương dây thần kinh: Lượng đường dư thừa có thể làm tổn thương các thành mạch của các mạch máu nhỏ đến nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt là ở chân. Điều này có thể gây ngứa ran, tê, nóng hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
- Tổn thương thận: Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ để lọc chất thải từ máu của bạn. Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng hệ thống lọc tinh tế này. Tổn thương nghiêm trọng này có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, cần phải lọc máu hoặc ghép thận.
- Hư mắt: Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc (bệnh võng mạc tiểu đường), có khả năng gây mù. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thị lực nghiêm trọng khác, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
- Tổn thương chân: Tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu đến bàn chân kém làm tăng nguy cơ biến chứng ở bàn chân, nếu không được điều trị, vết cắt và mụn nước có thể trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng mà cuối cùng người bệnh có thể phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc chân.